Với sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX. |
Đỗ Hòa Hới
Tạp chí Triết học
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, trong xu thế chung của cả khu vực văn hóa Việt Nam
cổ truyền đã và đang phải đối mặt với trào lưu văn hóa phương Tây. Sự
thật lịch sử đã chỉ ra rằng ở Việt Nam đã sớm có một dòng tư tưởng canh
tân nhận thức được sự cần thiết phải hướng văn hóa của dân tộc tới
những giá trị tiến bộ mới lạ của khu vực và của thời đại, đồng thời
phải kế thừa bảo lưu những giá trị tốt đẹp đã từng là chỗ dựa cho dân
tộc trường tồn phát triển. Khởi đầu là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ... Tiếp nối dòng tư tưởng này, nhận
thức được vấn đề cấp thiết của dân tộc đầu thế kỷ XX là vấn đề độc lập
dân tộc đặt trong hệ luận giải mới là dân chủ, dân quyền là một loại
các danh sĩ, đứng đầu phải kể tới Phan Châu Trinh. Do điều kiện khách
quan, do hạn chế về tư liệu và phương pháp mà trước đây ít người để ý
tới cống hiến của Phan Châu Trinh đối với việc canh tân sáng tạo nền
văn hóa dân tộc tại thời điểm ông sông.
Sau hơn bốn chục năm kể từ khi thực
dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng rồi cường đoạt độc lập tự do của dân tộc,
cho tới thời điểm đầu thế kỷ XX, trên thực tế chúng đã đồng thời áp đặt
nền văn hóa thực dần lên nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam.
Văn hóa cổ truyền của dân tộc dường như đứng trước bọn diệt chủng hoặc
lai căng, mất gốc. Lịch sử thử thách khắc nghiệt đã sản sinh ra người
đứng đầu gió, đó là Phan Châu Trinh. Xuất thân từ gia đình có truyền
thống yêu nước, Phan Châu Trinh sớm trăn trở bởi câu hỏi lớn: làm thế
nào để đưa dân tránh được hiểm họa ghê gớm đó? Nhờ tiếp xúc nhiều với
những người khách trú, những nhà buôn Nhật Bản, và nhất là từ những năm
1902 ông đã được đọc các Tân thư, Tân văn mà trong óc đã nảy nở ra hai
vấn đề quan yếu:
Thứ nhất, đó là vấn đề thời đại "mưa
Âu, gió Mỹ ", sóng lan tràn thực dân là một tất yếu Trong hoàn cảnh cụ
thể của Việt Nam và khu vực, việc tiếp nhận văn hóa phương Tây là một
xu thế không cưỡng nổi.
Thứ hai, trong quy luật "cường thắng,
liệt bại” thì muốn dân tộc khỏi diệt chủng chỉ có cách tự canh tân về
mọi mặt của nền văn hóa, tự lực tự cường, vươn lên sánh vai với nước
khác trên trường quốc tế một cách chủ động tích cực. Nói cách khác tức
là bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc đồng thời tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của thời đại để đáp
ứng yêu cầu phát triển dân tộc mình. Đi tới được những nhận định ấy đã
có thể gọi là bước ngoặt trong tư tưởng so với người cùng thời, nhưng
đáng nói hơn là Phan Châu Trinh đã xây dựng thành chủ thuyết Tân dân,
và suốt cả đời ông đã tận tâm, tận lực để thổi luồng sinh khí ấy vào
quảng đại quần chúng nhân dân, lấy đông đảo quần chúng nhân dân làm đối
tượng lĩnh hội và là người thực thi ý tưởng đó (l). Chỉ
riêng ở điểm này thôi cũng là bài học quý báu cho chúng ta tin tưởng
hơn rằng, công cuộc đồi mới hiện nay đang thuận chiều lịch sử vận động
đi lên của dân tộc đã được mở đầu bởi Phan Châu Trinh.
Bấy giờ hiện trạng vô cùng đen tối.
Thực dân Pháp với chính sách đồng hóa và ngu dân đã câu kết với thế lực
phong kiến phản động làm cho văn hóa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
vốn suy đồi lại càng hư nát. Chế độ chính trị là sự biểu hiện của văn
hóa chính trị chuyên chế hà khắc của phương Đông cộng thêm văn hóa chính
trị thực dân dã man, độc đoán, tàn bạo. Nhằm phục vụ quyền lợi của
giai cấp thực dân phong kiến, chính quyền thống trị đã đặt ra các chính
sách bóc lột, áp chế nhân dân đến cùng cực. Phan Châu Trinh là người
dám đứng lên đương đầu với nhà cường quyền đòi cải cách thể chế chính
trị. "Thư gửi toàn quyền Beau” của ông là bản cáo trạng tố cáo các quan
tham lại nhũng, chính trị hư hại đương thời, đòi hỏi cải cách, thực
thi một văn hóa chính trị tiến bộ và nhân đạo hơn, dưới một hình thức
công khai trực diện. Do thực sự là những cống hiến xuất sắc của Phan
Châu Trinh. Trước ông, đã từng có đòn bút chiêu hàng giặc của Nguyễn
Trãi, nhưng sử dụng bút lực để thuyết phục kẻ xâm lược đang nắm quyền uy
trên toàn cõi Việt Nam, lôi cuốn đi theo ngọn triều tiến bộ, thì đó là
miếng võ lợi hại, có lẽ chỉ có người xuất thân từ con nhà võ như Phan
Châu Trinh mới sáng tạo nên.
Có thể nói suốt trong mấy chục năm,
ông đã không ngừng học hỏi kiến thức văn hóa, chính trị mới mé của Tây
phương, nhưng với ý thức chủ động chỉ tiếp thu chọn lọc những cái gì
phù hợp với điều kiện của đất nước vào lúc đó. Thiết tha yêu nước và
một lòng một dạ vì dân vì nước, Phan Châu Trinh đã biết kế thừa bài học
"gậy ông đập lưng ông" khi ông dựa vào chiêu bài “khai hóa văn minh" để
đòi chính quyền bảo hộ "mau mau đổi lại chính sách, kén dùng người
hiện tại, giao cho quyền bính, đãi người cho có lễ độ, đối xử với
người cho thành thật, rồi cùng nhau tìm cách hưng lợi trừ hại, mở cái
con đường nuôi sống cho dân nghèo, cho thân sĩ có quyền nghị luận tụ
do... mở nhà báo để thấu rõ dân tình, minh thưởng phạt để thanh trừ lại
tệ, những việc cần thiết như đổi pháp luật, bỏ khoa cử, mở nhà học,
đều lần lượt cải lương"(2). Ở những yêu sách mà ông đặt
ra, ta thấy những nội dung đấu tranh rất mới lạ so với trước. Có thể
nói, với con mắt quan sát đặc biệt của mình Phan Châu Trinh đã nhìn
thấy tình thế khẩn cấp nước sôi lửa bỏng phải đổi mới toàn diện chính
trị - kinh tế - văn hóa xã hội Việt Nam.
Hiểu đó là những bước canh tân khó khăn, vì chưa quen thuộc đối với
nhận thức, thói quen, phong cách sinh sống của người mình, nên ông đã
kiên tâm, bền chí để đưa ý thức này đến với quần chúng. Trên một nghìn
năm trước, lối tư duy kinh tế phong kiến "trọng nông, ức thương", coi
thường kỹ nghệ đã lạm suy yếu kinh tế của đất nước. Phan Châu Trinh đặt
ra chương trình tự lập các hội trong cây, dệt vải, hội buôn, các cơ sớ
sản xuất hàng hóa và buôn bán hàng nội hóa nhằm khôi phục và chấn hưng
thực nghiệp. Tư tưởng và hành động của ông không chỉ là những lời
tuyên truyền, kêu gọi mà thật sự đã để lại những kinh nghiệm điển hình
rất sinh động. Tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Nghệ An, Hà
Nội có rất nhiều hội hợp cổ, hợp quần, hùn vốn để phát triển "quốc
thương", lợi nước ích nhà" làm thay đổi mạnh mẽ các quan điểm lạc hậu
về kinh tế. Đến bây giờ, những khuyến cáo dân nước phải bỏ lối học kiếm
danh, học để làm quan và mau mau phải học lấy tinh thông một nghề vẫn
còn có giá trị:
Người ta trọng có tài có nghiệp
Kẻ không nghề cả kiếp khó hèn Loài người đã không tài không nghiệp Phải sinh ra nhiều kiếp gian nan, Đua chen dối trá muôn vàn Gà bầy đá lẫn, cá đàn cán nhau... Hỡi những người chí cả thương quê Mau mau đi học lấy nghề... Dẫu rằng thợ mộc thợ rèn Tài hay trí tốt tiếng khen vang rền...(3)
Như ta đã biết, sở dĩ ông và các đồng
chí của mình "phất cao cờ tân dân, trống thực nghiệp" được mạnh và sớm
là do biết phát huy truyền thống phát triển công thương, giao tiếp với
bên ngoài rộng rãi của đất Hội An – Đà Nẵng. Nơi đây có đủ các điều
kiện để cây công thương bén rễ, phát triển nhanh chóng. Phan Châu Trinh
không chỉ hô hào, cổ động, bản thân ông lúc bị đày ở Côn Đảo cũng tự
mày mò học nghề làm đòi mồi rất khéo, khi sang Pháp ông tự học nghề làm
ảnh và đã truyền nghề này cho Nguyễn ái Quốc. Tuy chưa đi tới những
nhận thức về tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng
tầng, nhưng ông đã nhìn thấy sức mạnh phục hưng độc lập dân tộc là phụ
thuộc vào sức mạnh của chấn hưng thực nghiệp, nâng cao tiềm lực kinh
tài cho đất nước.
Từ góc độ giá trị văn hóa của đời sống
kinh tế, Phan Chu Trinh đã quan niệm rằng phát triển của đất nước phải
dựa trên cơ sở chú trọng đẩy mạnh các ngành công thương, đồng thời cải
tạo nghề nông, khai đất đai đưa vào sản xuất các nông sản hàng hóa
xuất khẩu. Xu hướng này đã khôn khéo lựa chiều, dựa vào các chính sách
khai thác thuộc địa của thực dân để đề xướng ra các yêu sách. Trong chủ
kiến này ông cô tính đến khả năng vận động được nhôm chính khách Pháp
có cảm tình và muốn thực dân khai hóa thuộc địa. Tuy vậy, ý đồ này đã
vấp phải sự phản ứng của bọn thực dân tàn bạo. Cả phong trào Duy tâm
rầm rộ, cũng như chính những người khởi xướng nó đã bị dìm vào máu lửa.
Đó là điều Phan Chu Trinh đã không tính đen. Nói đến tấm gương canh
tân văn hóa nước nhà của Phan Chu Trinh phải nói ngay đến những đóng
góp về giáo dục. Ngay từ những năm 1902 ông đã thấy tệ hại của lối giáo
dục phong kiến cũ. Ông cho rằng muốn khôi phục quốc hồn thì phải sửa
đổi phép thi, thay đổi nền giáo dục cũ bằng nền giáo dục lấy kiến thức
thực dụng làm nội dung, dạy con người nắm được tri thức cần thiết cho
đời sống dân sinh. Ông cực lực phản đối lối học từ chương bát cổ, sáo
rỗng, hình thức làm suy đổi tâm trí của người dân nước. Đối với nền Nho
học cuối mùa, ông lên án thẳng thừng:
…"Trách những kẻ sư nho dạy bảo
Việc nhân tâm thế đạo làm ngơ Bắt đầu đã dạy văn thơ Ngũ ngôn bát cổ lờ mờ nghĩa đen Mong cho biết đua chen danh lợi Tìm những đường hủ bại mà đi Sao không biện biệt thị phi Sao không chỉ trỏ đường kia nẻo này” (4).
Ông đã nhiều lần đòi chính phủ bảo hộ
bỏ lối thi cũ, mở mang trường học, dạy kiến thức mới cho người dân
Việt. ông kêu gọi người trong nước: "Đồng bào ơi! chi cho bằng học?".
Ông không quản khó khăn vất vả vào Nam, ra Bắc để khuếch trương mở rộng
các trường dân lập, riêng ở tỉnh Quảng Nam đã mở được tới 40 trường.
ông viết văn thơ cổ động cho tân học, tài liệu ở các trường nghĩa thục
chủ yếu là Tồn thủ, Tân văn và các văn bản do ông và các đồng chí trước
tác. Trong đó tác phẩm “Tình quốc hồn ca" nổi bật những tư tướng giáo
dục mới. Có thể nói ông là người đầu tiên xây dựng một nền giáo đục mới
chú trọng nội dung thực tiễn đáp ứng cho nhu cầu phát triển và canh
tân đất nước, không chỉ dừng ở tư tưởng mà xây dựng các điển hình theo
định hướng canh tân ấy một cách có hiệu quả trong thực tế.
Khác biệt với sự mạnh dạn khi phân
tích phê phán những tệ nạn của nền giáo dục khoa cử cũ, ông hết sức
trân trọng bảo vệ những giá trị nhân đạo gần với tư tưởng dân chủ của
phương Tây trong di sản Nho học. Cũng ở điểm này trước đây có ý kiến
cho rằng về văn bản ông vẫn là nhà nho và rốt cuộc vẫn đứng trên lập
trường Nho giáo bảo thủ. Ngày nay khi có hiện tượng tăng trưởng và phát
triển nhanh chóng ở các nước vốn có truyền thống Nho học, có ý kiến cho
rằng có lẽ phải tính đến vai trò tích cực của Nho học đối với các nước
đó, và tới với cả chúng ta. Khi ta thấy Phan Chu Trinh dẫn nhiêu lần
những tư tưởng "dân vi quý", "quân dân tịnh trọng" hoặc cho rằng đối
với phẩm chất cá nhân thì các phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vẫn
rất đáng quý, thì chắc rằng không phải ông cổ hủ mà rõ ràng giữa truyền
thống và cách tân là một sự kế thừa biện chứng. Ta hãy đọc "Đã gọi
là người thì phải có nhân, nghĩa là, trí, tín, cần, kiệm. Nhân là có
lòng thương người, nghĩa là làm việc phải, lễ và ăn ở có lễ độ, trí để
làm việc cho đúng, tín là nói với ai cũng giữ lời cho người ta tin
mình, mới làm được việc, cần là làm việc phải siêng năng, kiệm là ăn ở
trong lúc no để đành lúc đói, lúc có để dành lúc không... Người có đạo
đức tức là người đã ở trọn đạo làm người vậy, đạo đức đã như thế thì
không có mới có cũ có đông có tây nào nữa, nghĩa là nhất thiêt đời nào,
người nào cũng phải gia đạo đức ấy mới là người trọn vẹn"(5).
Giá trị nhân loại của phẩm cách đạo đức con người đã được Phan Chu
Trinh nhận xét khách quan, chứng tỏ so với đương thời ông đạt được tầm
nhìn bao quát rộng rãi. Là người cô nhân cách cao thượng, khẳng khái,
Phan Chu Trinh đặc biệt chú trọng những nét văn hóa của phong cách sống,
phong tục tập quán, thói quen tâm lý của người dân Việt. Qua lang kính
phân tích sắc sao của ông những đặc điểm khả thủ như đặc tính kiên
cường, bất khuất, thương nước yêu nòi, ý chí độc lập tự chủ đã được ông
đúc rút, hy vọng làm bài học cho người sau. Bên cạnh đó, tác phong tự
phán xét, tự phản tư qua so sánh đối chiếu với nền văn hóa phương Tây ở
các điểm này, dũng cảm nhìn thẳng sự thật, chỉ ra những khiếm khuyết
của người dân Việt quả là một đóng góp đặc sắc, rất riêng của cụ Tây
Hồ. Bản thân cụ cũng là một tấm gương sắc nét. Trong bức thư gửi cho
Nguyễn ái Quốc vào năm 1922 cụ đã thể hiện sự thẳng thắn khi thừa nhận
hạn chế lịch sử của thế hệ mình. Có ý kiến trước đây cho rằng, ông đã
không tin vào khả năng của người dân, bi quan thất vọng về tiền đồ dân
nước khi vạch ra những thói hư tật xấu của người nước mình. Thật ra
phải đạt đến một trình độ duy lý cao và phải có được một bản lĩnh vững
vàng mới làm nổi những tự phê phán như cụ.
Tuy nhiên, ta đều biết với một danh
Nho như cụ thì việc tự tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo là việc
thường nhật. Song, ở vào hoàn cảnh ấy, cụ biết vượt bỏ các khuôn mẫu
cũ, vươn mình lên theo đòi hỏi của thời đại, tạo lập một phong cách
mới, sáng tạo, có thể gọi là "mốt Tây Hồ", rất được hoan nghênh vào
thời đó. Phong cách này không phải chỉ dừng lại ở ăn mặc, đầu tóc, giầy
dép, nón mu, mà nó ở tầm sâu hơn. Nó không chỉ là tự phê phán lề thói
tập tục cổ hủ mà đã bước dâu xác lập phong cách mới mang màu sắc tiến
bộ, văn minh, nhân đạo. Con người xông xáo băng ngàn vượt bể Đông độ,
Tây du, hô hào diễn thuyết, lập hội nông, hội thương, hội học, làm đủ
mọi nghề, thật sự là hình mẫu đặc sắc cho phong cách mới.
Phan Chu Trinh không chỉ say mê hướng
tới những giá trị văn hóa mới, ông còn gắn nó vào công cuộc phục hưng
độc lập tự do cho dân tộc. Một trong những cống hiến trong việc tiếp
tục giá trị yêu nước thương dân là đời sống chính trị - kinh tế - phong
tục, tập quán... mang mầu sắc cụ thể của Việt Nam và khẳng định đó là
con đường mả dân tộc phải đi qua.
Phan Chu Trinh không chỉ là tấm gương
hướng tới các giá trị văn hóa mới mà còn thật sự là một người đi đầu
trong lĩnh vực văn học với thể văn chính luận chặt chẽ và khúc chiết.
Trong các tác phẩm thơ, đặc biệt là tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ, dài gấp
hai lần rưỡi Truyện Kiều, trong Tình quốc hồn ca I và II và hàng trăm
bài thơ văn khác, công lớn của ông là người đầu tiên sáng tác văn học
dưới ánh sáng của tư tưởng canh tân một cách có ý thức rõ rệt. Trong
đó, ông không chỉ lột tả hiện trạng bi thảm của đất nước, ngợi ca lịch
sử hào hùng, vạch chỉ nguyên nhân mất nước mà còn dành phần lớn nội
dung cho đấu tranh kêu gọi cuộc đổi mới toàn diện vãn hóa nước nhà, để
đủ sức đi tới, phục hồi độc lập tự chủ. Đó là nét khác biệt đặc sắc ở
Phan Chu Trinh.
Để thấy rõ hơn, ta nhìn lại chủ thuyết
dân chủ như là một khai phá mạnh bạo, đột phá vào nền văn hóa phong
kiến chuyên chế. Theo lập luận của ông, nếu không canh tân văn hóa xã
hội Việt Nam thì trước quy luật nghiệt ngã của CNTB đang bành trướng
khắp nơi, nước Việt ắt sẽ bị mất, không với ké ngoại bang này thì với
ké xâm lược khác.
Thực tế hiện tại, ta đang chịu sự bảo
hộ của nước Pháp, vậy thì tranh thủ ngọn cờ khai hóa văn minh của nhà
cầm quyền để khuyếch trương nhiệm vụ canh tân đổi mới nhằm "nâng cao
dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" và ông đã dành trọn đời cho sự,
nghiệp canh tân văn hóa ấy. Tuy nhiên bọn thực dân cáo già đã tinh ranh
nhận ra tính chất nguy hiểm cho sự tổn tại của chế độ thực dân nên đã
chặn đứng nẻo đường đi lên mới mê này của dân tộc. Vả lại, xuất thân từ
cửa Khổng sân Trình bản thân ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc và không
tránh khỏi những hạn chế trong nhận thức vả hành động do vậy chủ thuyết
dân chủ của ông cũng mới chỉ dừng lại ở việc tiếp thu các ý tưởng mới
của các nhà khai sáng Pháp vả các nhà cải lương của Nhật Bản, Trung
Quốc, có đối chiếu sửa đồi cho phù hợp với hoàn cảnh thuộc địa của ta.
Công cuộc đổi mới hôm nay của chúng ta đang tiếp tục không thể chỉ là
việc tiếp thu của người trước mà còn hàng loạt những vấn đề của thời
đại, của dân tộc phải có sự nghiên cứu khái quát rộng sâu hơn nữa, mới
nâng nền văn hóa của ta lên được. Mặc dù vậy, một đóng góp rất mới của
Phan Chu Trinh trong việc tiếp thu có phê phán những giá trị văn hóa
mới là ông đã nhìn thấy việc thực hiện cuộc canh tân đất nước phải được
từng cá nhân, mỗi người nhận thức lợi quyền và nghĩa vụ và phải có sự
thay đổi từ trên xuống dưới, bắt đầu từ việc chính phủ bảo hộ phải mở
mang ban bố các quyền dân. ông đã ảo tưởng khi đặt hy vọng vào thiện
chí của chính quyền thực dân. Nhưng đó là một gợi ý cho cống cuộc xây
dựng văn hóa mới hiện nay, khi mà nhân dân đã làm chủ, quyền lực của
nhân dân phải được thể hiện tập trung từ cấp cao nhất của nó, phải thực
hiện từ trên xuống dưới, có định hướng, chủ động của bộ máy chính quyền
cao nhất. Đây là một trong những giá trị mà Phan Chu Trinh đã để lại
và chúng ta cần nghiêm túc học tập.
(1) Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX, Tạp chí Triết học, Số 1, 1992, tr. 49.
(2) Phan Châu Trinh, thư gửi toàn quyền Beau, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 66, tháng 9, 1964, tr.8.
(3) Tỉnh quốc hồn ca 1, Trong thơ văn Phan Châu Trinh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983, tr. 130 - 131.
(4) Sách đã dẫn, tr. 129.
(5) Phan Châu Trinh, Bài diễn thuyết về đạo đức và luân lý Đông Tây. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử , số 66, tháng 9/1964, tr. 23.
http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=196
|
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét