Trần Đình Hựu
Đã đúng 80 năm kể từ khi thành lập cũng như khi đóng cửa của
trường Đông kinh nghĩa thục, trung tâm truyền bá tư tưởng và phát động phong
trào dân chủ ở nước ta đầu thế kỷ. Không phải vì lý do “khánh tiết” như vậy mà
ta bàn về tư tưởng dân chủ của các nhà nho yêu nước. Dân chủ hóa là yêu cầu cấp
thiết của đất nước từ phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa đã đượt đặt ra từ khi
thành lập và được Đại hội Vi đặc biệt nhấn mạnh. Nội dung dân chủ trong tư tưởng
và trong thực tế, là những bậc thang trên chiều cao của tiến bộ xã hội, cho nên
hiểu tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân là xác định độ cao đó của nước ta
đầu thế kỷ.
Chưa
bao giờ trong lịch sử nước ta những chữ dân trí, dân khí, dân sinh, dân quyền,
dân chủ, những vấn đề liên quan đến người dân được nhắc đi nhắc lại nhiều như đầu
thế kỷ này. Không phải trước kia, trong thời phong kiến ta ít nói đến dân. Thực
tế rất khó khăn, luôn luôn gặp thiên tai và ngoại xâm, làm cho người cầm quyền
trước đây đã ý thức được rõ ràng vai trò của người dân. Không chỉ Trần Quốc Tuấn,
Nguyễn Trãi nói về dân mà cả Gia Long, Minh Mạng, cả Tự Đức nữa, theo những lời
ghi trong Thực lục, cũng không ngớt nói về dân, và cũng không phải khi nào làm
thế cũng chỉ là để mị dân. Điều khác trước là các nhà Nho duy tân nhấn mạnh dân
là chủ. Với các nhà Nho quen theo danh, theo chữ mà nhận nghĩa, dân là chủ cũng
là dân chủ. Ngày nay, muốn hiểu đúng điều họ đã nghĩ, chúng ta lại phải tìm nội
dung thực chất của tư tưởng dân là chủ của họ mới xác định được trình độ dân chủ
mà họ đã đạt tới, mà họ mong vươn tới.
Đầu
thế kỷ, vào quãng những năm 1905 – 1907, nhiều áng văn chương đã kích động lòng
yêu nước, quyết tâm đổi mới phá tan không khí im lìm, rã rời của cả nước: Bài
ca Á tế á của một tức giả khuyết danh, Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải
ngoại huyết thư của Phan Bội Châu; Đề tỉnh quốc dân ca, Đầu chính phủ
thư của Phan Châu Trinh, Hợp đoàn doanh sinh thuyết của
Nguyễn Thượng Hiền, bài ca Phen này cắt tóc của Nguyễn Quyền… Các tác
giả nói đến vận mệnh nguy nan của đất nước nô lệ và lạc hậu, đến cảnh khổ nhục
của người dân mất nước, đến nhiệm vụ cấp bach cứu nước và duy tân. Tội nợ là do
vua quan, do chế độ chuyên chế, nhưng trách cứ thì phải trách cứ ở dân. Trách
nhiệm cứu nguy phải đặt lên vai dân. Vì dân mới là chủ. Phan Bội Châu nói tha
thiết:
Người, dân ta; của dân ta,
Dân là dân nước, nước là nước dân.
…Sông phía Bắc, bể phương Đông
Nếu không dân cũng là không có gì
(Hải ngoại huyết thư)
Với
tư tưởng dân là chủ như thế, Phan Châu Trinh phủ định quyết liệt chính quyền
Nam Triều, Phan Bội Châu viết quốc sử thay cho gia sử, các cụ vạch ra phương hướng
cứu nước và con đường xây dựng tương lai. Đó là một bước ngoặt về tư tưởng, một
bước phát triển thật sự của tư tưởng chính trị.
Trước
đây trong kinh điển Nho gia đã nói; "Dân là gốc nước, gốc vững thì nước
yên' (Kinh thư – Ngũ tử chi ca), "dân là quý, tiếp đó là xã tắc, vua là thấp"
(Mạnh Tử), "vua là thuyền, thứ dân là nước, nước có thể chở thuyền, cũng
có thể làm lật thuyền" (Khổng Tử gia ngũ).Vì là lời thánh hiền, chép trong
Kinh, Truyện nên những điều đó đã thành định luận, thành chân lý phổ biến. Nhiều
người đã dùng những câu dó làm căn cứ lập luận, nhắc nhở vua quan cầm quyền
quan tâm đến dân. Nhưng dầu người dân, cũng được hình dung là số đông (chúng),
có lực lượng, khả năng, vai trò lớn đến đâu hì vẫn là dân đen, vẫn là thừân tử
của vua. Nhà vua nắm chủ quyền theo thiên mệnh: không coi dân là vật sở hữu như
chủ nô là lãnh chúa mà coi dân là vật được giao phó, phụ thuộc vào mình vì được
uỷ trị. Trời giao dân cho vua để vua chăn dắt, nuôi nấng và dạy dỗ và vì vậy
theo trị đạo của Nho giáo, vua phải là cha mẹ dân và theo sách Đại học thì như
vậy có nghĩa là "dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi", yêu
ghét đúng cái mà dân yêu ghét (chương X). Theo cáhc hiểu như vậy, "dân là
quý", dân cao hơn, phải được coi trọng hơn xã tắc và người làm vua,
"dân là gốc nước" đều phải hiểu theo tinh thần quan bản vị, phải với
một tiền đề dân nước ngôi vua đều thuộc về vua, chủ quyền thuộc về vua, dầu
chủ quyền theo thiên mệnh có khác với quyền sở hữu. Trên cơ sở của tư tưởng chủ
quyền như vậy, người làm vua phải ý thức đầy đủ sức mạnh của nước – cũng tức là
của mình - từ dân mà ra cho nên phải biết nuôi dân, bồi dưỡng sức dân, phải biết
"thời sử, bậc liễn" (Đại học) điều động không hại đến sản xuất, phải
hiểu cải tạo lý "có đức thì có người, có người thì có đất (nước), có đất
nước thì có của, có của thì có dùng (Đại học – chương X). Vì hiểu như vậy cho
nên Minh Mạng, một ông vua chuyên chế điển hình luôn luôn lấy nguyên tắc
"dân vi bang bản" ra đốc thúc quan lại làm việc, tất nhiên Minh Mạnh
nhắc điều đó và cũng nhấn mạnh trách nhiệm lo cho dân, dạy dân là của vua. Và
cũng vì vậy mà Bảo Đại , sau Dảo chính Nhật dám đưa "dân vi quý" làm
nguyên tắc hiến cho "đế quốc". Dân, người bị trị, được quan tam, được
yêu thương, được tôn trọng nhưng là thuộc về vua, người cai trị, người có chủ
quyền. Đó là quan điểm dân của Nho gia.
Quan
điểm "dân" của Nho gia hình thành rất sớm, trải qua đấu tranh gay gắt
với Mặc gia và Pháp gia, được ổn định và chế độ chuyên chế thừa nhân là đạo lý,
làm tinh thần lập pháp. Quan điểm đó vốn ra đời theo tinh thần "tôn
Chu", lấy xưa làm thầy nghĩa là noi theo truyền thống. Theo tư tưởng truyền
thốngđó, người dân phải sống theo mệnh Trời và mệnh vua. Vua là bậc "thánh
nhân" có đạo đức, được trời lựa chọn, giao cho trị nước, trị dân nê ntự
xưng là "thiên tử". Vua theo mệnh trời thực hiện sự thống nấht tức là
lập ra một trật tự trên dưới quy tụ tất cả vào một người là thiên tử. Chỗ dựa để
trị nước là họ hàng và người thân tín (thân cựu), làm vua không chỉ là làm kẻ bề
trên, kẻ cầm đầu mà còn là kẻ làm cha mẹ, kẻ làm thầy của dân. Thiên Thái Thế
trong Kinh Thư nói: "Trời thương hạ dân đặt vua cho họ, đặt thầy cho họ".
Cho nên dân không phải là cái vua có, vua chiếm được - một thứ của cải, súc vật
mà là những con người được uỷ trị, và vì vậy trị dân không phải bằng hình
phạt mà bằng đức, bằng lễ, bằng giáo hoá. Trong thực tế thì sự tập trung tuyệt
đối quyền hành vào thiên tử, đường lối dựa vào họ hàng và kẻ thân tín, sự phân
biệt quân tử, tiểu nhân - người cai trị và kẻ lao động – trong xã hội làm nổi bật
sự bất công vô lý.
Mặc
gia và Pháp gia là những học phái chống tư tưởng trên mỗi ben theo một phía. Mặc
Tử cũng chủ trương một chính quyền có hiệu lực và tập trung, nhưng lại phản đối
sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội. Mặc ử lên án "Vương công đại
nhân" "bóc lột, sống dựa vào sức của "nông phu chức phụ"
(dân lao động). Ông đòi hỏi người cầm quyền "làm điều lợi, bỏ điều hại"
cho dân, phải chọn người hiền tài để làm và làm việc hình chính thực sự. Ông phản
đối việc dùng người dựa vào họ hàng, dựa vào đẳng cấp. Mặc Tử tôn thờ Trời, nhấn
mạnh "thiên chí", nhưng chống lại thuyết thiên mệnh. Ông nhấn mạnh
dân đều là con Trời để đòi hỏi một thứ bình đẳng xã hội, một cách tuyển chọn (bầu?)
hiền tài và một đời sống dựa vào lực (sức lao động?) của từng người. Đó là tư
tưởng phản kháng truyền thốngcủa bình dân, của những người nông phu, chức phụ.
Ở
một phía khác, Pháp gia cũgn chủ trương xây dựng một chính quyền thống nhất và
tập trung nhưng không coi nguồn góc của nhà nước là ở mệnh Trời. Người làm vua
dùng sức mạnh mà gaình lấy nước, lấy dân. Nước và dân là của vua, vua có toàn
quyền sử dụng theo ý mình. Mọi việc chính sự là do vua và vì vua. Dân là những
con người có tính "tự vị" (ích kỷ, vì mình), ham sống, ham giàu, ham
sang, thích thưởng, sợ phạt. Cho nên cai trị phải biết dùng "thế" (chức
vụ), dùng "thuật" (thủ đoạn), biếtcách thưởng phạt, thưởng hậu và phạt
nặng, bắt dân làm việc. Pháp gia phản đối cái chức năng làm cha, làm thầy của
người cầm quyền, phản đối lối cai trị bưàng đức, bằng lễ mà chủ trương nắm quyền
làm chủ, cai trị bằng pháp lệnh. Pháp lệnh coi mọi người như nhau, không phân
biệt theo thân sơ, theo đẳng cấp, nhưng ai cũng như nhau vì mọi người đều chỉ
là súc vật[1].
Nho
giáo thắng thế, đúng ra là được chế độ chuyên chế vừa lòng lựa chọn làm quốc
giáo, chủ yếu là ở mấy điểm:
- Chính
quyền thống nhất vào một mối.
- Ông
vua thánh nhân vừa là cha vừa là thầy, cai trị theo mệnh Trời.
- Xã
hội phân biệt theo họ hàng, đẳng cấp.
Còn
cách cai trị thì trong Pháp ngoài Nho, dùng cả đức, lễ, dùng cả Pháp, Thuật. Xã
hội không còn phân biệt theo tiểu nhân, quân tử mà đã theo "tứ dân":
sĩ, nông, công, thương. Chủ thể vẫn là nông dân vàthợ thủ công. Thương nhân là
hạng "thực mạt" bị khinh bỉ. Sĩ giữ chức trách giáo hoá, làm đội dự bị
cho bộ máy quan lại, nên được trọng vọng, đặt lên hàng đầu, làm người thay mặt
cho dân. Trong xã hội mà Nho giáo độc quyền chi phối chính trị - Đạo gia và Phật
giáo đều thừa nhận hay lên án về mặt lý luận thì cũng đều chấp nhân trong thực
tế cách tổ chức chính trị - xã hội của Nho giáo - người thường dân có trước mặt
không chỉ ông vua chuyên chế cực quyền mà còn có cả sự phân biệt trọng quan
khinh dân, trọng sĩ khinh dân lao động, trọng nông ức thương. Người dân thường
không chỉ là "dân đen" phải phục tùng vua quan trong họ trong làng mà
họ vẫn là "dân ngu" cần được giáo hoá.
Nhiệm
vụ dân chủ hoá mà các nhà nho duy tân đầu thế kỷ đặt ra là cho một người
"dân" như vậy. Với người "dân đen", "dân ngu" vẫn
được coi là quý, là gốc của nước. Như vậy, muốn có quyền dân chuỷ tất phải giải
quyết những vấn đề không chỉ về dân quyền mà còn về nhân quyền, không chỉ về
thân phận chính trị mà còn về thân phận xã hội, về quan niệm nhân cách.
II
Với
thực tế mất nước, xây dựng chính quyền thực dân, phát triển kinh tế công thương
nghiệp ở các thành phố, nhà nho mất dần vai trò kẻ "tiên tri tiên
giác", bị đẩy xuống hạng dân thường. Nhà nho duy tân chứa chất một nhiệt
tình yêu nước, thương dân nồng nàn, càng ý thức được sâu sắc cái khổ, cái nhục
của người dân mất nước. Họ nhìn ra răm đường tai vạ của đất nước khi nằm trong
tay một ông vua chuyên chế, khi sống dưới chế độ vua quan. Tân thư, tân văn và
cùng với nó "trào dâng, thác đổ" của phong trào Duy tân ở Nhật Bản,
Trung Quốc, "Sấm vang chớp giật" của tư tưởng dân chủ châu Âu dội xuống
làm cho họ bàng hoàng bừng tỉnh. Được mở mắt nhìn ra thế giới, họ hào hứng tán
thưởng cách kinh doanh làm giàu, say mê với tri thức, kỹ xảo các nước tư bản -
những cái đối lập với tình trạng trì trệ lạc hậu của ta – và coi là lý tưởng của
chế độ dân chủ tư sản – cái đối lập với chế độ chuyên chế ở ta - cả một thế hệ
các nhà nho mà phần lớn, những người cầm đầu là những nhà khoa bảng nổi tiếng,
say mê ca ngợi Khang, Lương, sùng bái Mạnh Đức tư cưu, Lư Thoa. Họ kêu gọi giật
giọng duy tân, đề xướng "dân là chủ".
Để
khẳng định chân lý mới đó, các nhà Nho duy tân đã làm quen với những tư tưởng tự
do, bình đẳng, luật pháp, những vấn đề dân quyền của xã hội phương Tây. Nhưng
khi nói một cách thống thiết "muôn dân nô lệ dưới cường quyền" (Phan
Châu Trinh) thì người dân trước hết cũng được đặt trong thực tế mất nước, trong
quan hệ với nước bị mất về tay giặc ngoài và với vua quan chuyên chế, chế độ
nàh nước chịu trách nhiệm về việc mất nước đó. Và cường quyền trước mặt là cường
quyền của kẻ xâm lược thực dân. Cái được chú ý là chủ quyền quốc gia chứ chưa
phải là dân quyền, nhân quyền trong đời sống. Nói dân là chủ nhưng dân là ai?
được hình dung trong tập hợp thế nào? Trong một tình thế cấp bách, nói như các
cụ là ở vào thế như "lửa bén lông mi", cái trước mắt mà các cụ muốn
dân làm chủ là nhiệm vụ cứu nước. Không có gì sai lầm hay quỷ quyệt ở đây cả,
ngược lại mới đúng. Một sự thay đổi lớn như vậy đòi hỏi được biện giải. Phải
tìm cơ sở lý luận cho việc đưa dân thay vua làm chủ.
Trong
thực tế thì tuy còn ngôi vua nhưng vua đã theo giặc, bỏ mất quyền làm chủ. Tuy
thế trước đó không lâu phong trào cưú nước rầm rộ khắp toàn quốc vẫn được phát
động dưới lá cờ Cần vương, theo tinh thấn Trung nghĩa. Phan ĐÌnh Phùng, tấm
gương chói lọi của lòng yêu nước lúc đó đã nói: "nước mình mấy nghìn năm
nay, đát nước không rộng, quân lính không mạnh, tiền của không giàu, cái chỗ dựa
để dựng nước là nhờ có cái gốc vua tôi, cha con theo năm đạo thường mà
thôi". Một ông vua có thể bị mất ngôi, mất nước nhưng ngôi vua vẫn là tượng
trưng cho nước, vẫn là ngọn cờ tập hợp nhân dân. Sức mạnh tậph hợp, sức mạnh thống
nhất của ngôi vua dựa vào thuyết Thiên mệnh của Nho gia, nước là của Trời giao
cho vua, mà dân cũng là của trời giao cho vua. Cái cộng đồng người sống trong
nước được hình udng như một gia đình mà người gia trưởng là vua. Do công ơn
nuôi nấng, dạy dỗ mà người dân phải biết ơn vua, phục tùng vua, biết ơn và phục
tùng như con đối với cha. Quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội tuỳ theo mệnh vua.
Yêu nước chỉ có thể là trung nghĩa. Gạt bỏ ngôi vua thì chỉ còn lại dân. Dân là
chủ. Nhưng dân quan hệ với nước thế nào, quan hệ với cái cộng đồng người trên cả
đất nước thế nào? Dựa vào cơ sở nào mà có chủ quyền, mà có nghĩa vụ?
Theo
lý luận ở phương Tây người ta tìm cơ sở đó ở bản nguyên con người và xã hội. Mọi
người sinh ra đều tự do và bình đẳng và xã họi gồm những cá nhân tự do, theo tự
nguyện khế ước mà tổ chức nhà nước, đặt ra pháp luật. Những cá nhân trong xã hội
là công dân trước pháp luật và nhà nước. Trong xã hội, trước nhà nước và pháp
luật, mọi công dân là bình đẳng, là những cá nhân có quyền tự do, có quyền sở hữu
và có quyền mưu cầu hạnh phúc. Sự công bằng của luật pháp chính là sự tôn trọng
những quyền đó, tôn trọng sự khế ước giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Những người tự
do và bình đẳng quan hệ với nhau theo tinh thần hữu ái. Đó là cơ sở lý luận chống
phong kiến, hình thành trong cuộc đấu tranh của các tầng lớp thị dân, của giai
cấp tư sản. Cá nhân, cái thực thể được đưa làm đơn vị xã hội, được chế độ dân
chủ tư sản bảo vệ quyền lợi, được chú ý ở nhiều mặt: xã hội, chính trị, kinh tế.
Quyền dân chủ cho những cá nhân đó trước hết nhằm làm cho nó làm chủ được vận mệnh
của mình trong đời sống xã hội và chống lại sự lạm quyền của nhà nước và pháp
luật.
Những
điều đó khi đến với các nàh Nho duy tân, được hoan nghênh nhiệt liệt vì đó là
thuốc giải độc cho bệnh chuyên chế. Nhưng thực tế nước ta lúc đó chưa có tiền đề
để tiếp nhận những vấn đề như vậy. Trước sự mất nước và chế độ chuyên chế có tội
làm mất nước, người dân được các cụ suy tôn làm chủ mà các cụ trao cho họ, được
hình dung ở những bình diện hoàn toàn khác. Không xuấtphát từ cuộc đấu tranh
chính trị - xã hội đòi tự do, bình đẳng và công bằng, các cụ không quan tâm nhiều
về bản nguyên của con người và xã hội, không nhìn người dân là những con người
được tập hợp như thế nào để thành xã hội, để có nhà nước và pháp luật, những thực
thể thiết yếu không thể bỏ qua khi bàn về nhân quyền và dân quyền. Các cụ chỉ
chú ý người dân của nước, người dân trong quan hệ với nước. Nước theo cách nhìn
của lối làm ăn mới không chỉ là lãnh thổ với phong tục văn hiên riêng mà nhấn mạnh
chứ đựng nhiều tài nguyên, còn dân sinh tự trên lãnh thổ ấy thì được nhấn mạnh
là thuộc cùng dòng giống. Bị một tư tưởng rất phổ biến thời ấy ám ảnh là giống
da vàng có nguy cơ diệt chủng vì người da trắng, các cụ nhắc nhởdòng giống Tiên
Rồng, con cháu Lạc Long và Âu Cơ - đẻ trăm trứng, nở trăm con – không những cao
quý vì linh thiêng và anh hùng, thống minh mà còn sinh sản nhiều không thể diệt
chủng. Đất nước, địa bàn sinh tụ của dòng giống là gia tài, sản nghiệp, là tự
điền hương hoả do tổ tiên để lại. Trong nước những người dân vì là con cháu
cùng của một giống nòi, có tính máu mủ ruột rà với nhau nên liên kết lại theo
nghĩa đồng bào. Còn với bên ngoài, với các nước, ta cũng giống như trong quan hệ
họ hàng, làng xóm:
Hồn xưa dòng dõi Lạc Long
Con nhà Nam Việt nười trong giống vàng
Chi na chung một họ hàng
Xiêm La, Nhật Bản cùng làng Á Đông.
Với
những người quốc dân sống theo nghĩa đồng bào như vậy, cồng đồng xã hội khôngphải
thành lập theo khế ước, theo nguyên tắc tự nguyện, không cần dựa vào sự sòng phẳng,
công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi . Động lực để làm chủ hay chủ động làm tròn
nghĩa đồng bào ruột thịt.
Làm
chủ thể cho cuộc vận động dân chủ của các nhà Nho duy tân là còn người "quốc
dân - đồng bào" chứ không phải là con người "cá nhân – công dân"
như trong cách mạng dân chủ ở phương Tây. Con người quốc dân - đồng bào như thế
ra đời không những là sản phẩm của cuộc đấu tranh dân tộc nhằm giànhđộc lập mà
còn là sản phẩm của tư tưởng Nho giáo, nếp nghĩ theo nho giáo.
- Lấy
gia đình mà hình dung thế giới.
- Lấy
cuộc sống làng họ mà hình dung xã hội và nhà nước.
- Sống
theo tình, nghĩa, từ nghĩa đồng tông, đồng hương mà suy đến nghĩa đồng bào. Lấy
ân tình với tổ tiên đất nước, tình nghĩa với đồng bào thay thế nghĩa quân thần.
Với
cách suy nghĩ đó thì tổ chức xã hội cũ có mở rộng, có thêm bớt nhưng không có cải
tổ cách mạng. Con người vẫn là thành viên của cộng đống chứ không phải cá nhân,
vẫn định tính bằng có đức - bên cạnh tư đức có thêm công đức - chứ không phải
là nhân cách độc lập . hơn thế nữa, làm đơn vị cho xã hội, dân chủ đó là những
con người với đủ quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, tức là hệ tiểu nông chứ
không phải cá nhân của quan hệ tư sản. Người ta huy động hết các quan hệ mẹ
con, anh em, vợ chồng, bè bạn để thúc dục người quốc dân làm nghĩa vụ với nước:
Sao cho ơn trả nghĩa đền
Để yên việc nước, kẻo phiền mẹ cha.
Làm trai yêu nước quên nhà,
Nước kia có vững thì nhà mới nên.
Nói
quên nhà làm tạm xa, tạm rứt bỏ chứ không phải gia đình mất ý nghĩa trong đời sống
xã họi. Năm đạo thường mà trước đây Phan Đình Phùng coi là chỗ dựa để không mất
nước vẫn còn đủ cả năm, chỉ bớt nghĩa vua tôi và thay bằng nghĩa đồng bào.
Những
lời kêu gọi thiết tha, nóng bỏng nhiệt tình yêu nước và cách mạng của các nàh
nho duy tân lúc đó có sức lôi cuốn rất mạnh, đổi hẳn bộ mặt tinh thần của đất
nước, xây dựng thành một phong trào quần chúng rộng rãi từ Bắc chí Nam. Chất
men sau lòng, kích thích phong trào chính là tư tưởng dân là chủ, nhưng như ta
đã rõ, tư tưởng dân chủ của các cụ chứa đựng không nhiều yếu tố cách mạng,
không hứa hẹn những tiến bộ thực sự về quyền dân chủ cho người dân.
III
Phong
trào Duy tân kép dài không lâu, vừa nhen nhóm lên đã bị thực dân Pháp đàn áp.
Nhưng phong trào lan ra khá rộng và có rất nhiều nhà nho các tỉnh tham gia. Dai
đại biểu về tư tưởng mà cũng là hai lãnh tụ phong trào là Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh. Ta quen phân biệt Phan Châu Trinh là dân chủ còn Phan Bội Châu là
người bạo động, ít tư tưởng dân chủ hơn Phan Châu Trinh. Lý do là Phan Châu
Trinh chống Nam triều mà Phan Bội Châu phô Cường để là minh chủ. Hai cụ Phan
trong lịch sử cận đại nước ta là những nhân vật quan trọng về nhiều mặt, đời hoạt
động của hai người còn kép dài sau khi phong trào Đông kinh nghĩa thục chấm dứt,
hoạt động trongnhwngx điều kiện đã khác nhiều. Cho nên chúng tôi chưa muốn bàn ở
đây tư tưởng dân chủ của hai cụ, mà chỉ đề cập đến một vài cạnh khía có liên
quan đến những vấn đề đã nêu ở trên.
Phan
Châu Trinh là người chống Nam triều rất quyết liệt. Phan Châu Trinh cũng là người
vạch trần những cái thối tha trong xã hội Việt Nam từ chốn triều đình đến vùng
thôn ấp, từ vua quan cho đến cường hào, thân sĩ, dân thường. Ông làm cho người
ta căm iận, ông làm cho người ta tởm lợm cái cảnh “cá bậc đại thần ăn đầm, nằm
đìa ở chốn triều đình”, các quan tỉnh huyện chỉ biết “bắt phu, thu thuế cùng đi
đón đi tiễn quý quan”, “đút lót người trên nhiễu kẻ dưới”. Và ở thôn xóm lúc
nhúc đầy hạng người: nhờ có chức vị đi lại “tráp giày bệ vệ, rần rần ngựa xe”,
những hạng
Thầy thư lại, bác kỳ hào,
Gặm xương mút tủy lao nhao như ruồi…
… Chú trùm, bác kỷ, thầy cai,
Lừa eo, thắt cổ chẳn ai mà chừa.
Theo
Phan Bội Châu thì Phan Châu Trinh là người đi đầu đề xướng dân chủ, và điều đó
dẫn đến tranh luận, chia rẽ ý kiến, gây trở ngại cho cuộc vận động võ trang bạo
động của Phan Bội Châu. Nhưng hiện nay ta không có tài liệu về phong trào tranh
luận giữa các nhà Nho thuộc hai phía. Phan Châu Trinh cũng không viết một bài
nào nói rõ tư tưởng dân chủ của mình, ngoài bài diễn thuyết quân trị và dân trị
viết sau này vào năm 1925. Phan Bội Châu không phải không thích dân chủ nhưng cụ
cho rằng với thực trạng nước đã mất và dân trí kém cỏi thì dân chủ còn là quá
cao cả: “Nước không còn nữa thì chủ cái gì?” (Thư gửi Phan Châu Trinh). Phan Bội
Châu tập trung viết văn cổ động đoàn kết và cứu nước giành độc lập. Nhưng về
sau chính Phan Bội Châu lại đề cập đến nhiều cạnh khía liên quan đến tư tưởng
dân chủ. Hoặc là về quan niệm viết sử, hoặc là đề cao người chống triều đình mà
cụ cho là dân chủ, hoặc là viết chính cương, tuyên ngôn của chính đảng, hoặc là
mô tả sinh hoạt dân chủ trong Đảng, viết những bài thơ tố cáo bất công xã hội,
nói về dân quyền… Nhưng ý kiến cũng thường tản mạnh, thiếu cái nhìn sâu sắc về
các vấn đề chính trị - xã hội. Chính Phan Bội Châu lại cho ta biết nhiều về
cách hiểu tư tưởng dân chủ lúc đó, và qua cụ mà ta biết những hạn chế của tư tưởng
dân chủ thời đó.
Cả
hai cụ Phan, khi tiếp nhận tư tưởng dân chủ, mong muốn đưa nó ra cứu nước, đều
gặp một khó khăn: người dân quá lạc hậu. Hai cụ dầu chủ trương con đường khác
nhau nhưng lại rất nhất trí là phải khai dân trí, chấn dân khí, tức là tuyên
truyền cổ động để nâng cao tinh thần yêu nước và duy tân, để mở mang hiểu biết cho
dân. Nhưng lấy ai để làm công việc “giáo hóa” đó?
Phan
Bội Châu nghĩ đến nhà nho, những người đại biểu cho dân và tin ở sức mạnh văn
chương của họ.
Quyết
vùng dậy, dơ tay tả đản,
Đứng
đầu tiên là bạn làng Nho
…
Xin những bậc sĩ phu trong nước,
Có
chữ rằng: “Đạo giác tư dân”
Đem
lòng nghĩ đến quốc dân,
Lựa
dần khuyên nhủ nhau dần từ đây.
Miệng
diễn thuyết, dao này chém quỷ
Lưỡi
hùng đàm gương ấy soi yêu.
Đối
với dân trí, dân khí nước nhà, Phan Châu Trinh nhìn còn bo quan hơn. Ngoài những
bọn nịnh hót, luồn cúi, những bọn ỷ thần cậy thế, có tiền thì ăn chơi: “Suốt cả
thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma quỷ, lừa gạt, bóc lột,
cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn, như bò, giẫm cổ, đè đầu cũng
không dám ho he một tiếng! Cả mấy mươi triệu người, như đàn ruồi, lũ kiến,
không còn chút nhân cách nào”, Phan Châu Trinh cũng không tin gì ở đám hủ nho.
Đám nhà Nho “ươn hèn, lười biếng, ù ù cạc cạc”. Nhưng nếu nhân dân không có
nhân cách thì sao xứng đáng có quyền dân chủ? Và lấy ai mà giành quyền dân chủ?
Giống như những nhà Nho, Phan Châu Trinh coi quần chúng chỉ là hạng “tối tăm,
mù mịt, mềm yếu, ươn hèn” – dân đen và dân ngu – và tự coi mình là tiên tri,
tiên giác, những “chí sĩ, nhân dân” tự nhận lấy trách nhiệm giáo dục đám quần
chúng ấy. Nhưng đám “chí sĩ nhân dân” ít ỏi – và theo tính khắt khe của Phan
Châu Trinh thì sẽ cực ít ỏi - sẽ cùng ai giành quyền dân chủ và giành quyền dân
chủ cho ai? Phải chăng những người tiên tri tiên giác có thẻ ban phát tư tưởng
dân chủ và quyền dân chủ cho mọi người? Có thể dùng tư tưởng dân chủ để giáo
hóa thì người tiên tri tiên giác cũng có thể dùng chế độ dân chủ - thể chế
chính trị - xã hội và luật pháp - để cưỡng chế mọi người. Hạ bệ được ông vua
nhưng còn ông cha và ông thầy trên đầu, người dân cũng còn thấy nặng, khó làm
chủ.
Từ
quãng cách 80 năm, chúng ta nhìn lại một chặng đường của lịch sử phát triển tư
tưởng dân chủ. Quãng cách không quá gần mà cũng không quá xa cho ta thấy dễ
dàng thực chất nội dung và phương hướng phát triển của tư tưởng dân chủ, cho ta
thấy con đường dài mà chúng ta đã đi được từ đó đến nay. Tư tưởng dân chủ của
các nhà nho duy tân, những người tiền chiến nhất của thời đại đó, có rất nhiều
hạn chế. Quả thật thực tế đất nước và quan điểm giai cấp của các cụ chưa cho phép
các cụ nhìn ra nhiều vấn đề. Nhưng cũng phải nói vốn hiểu biết và cách suy nghĩ
kiểu nhà Nho không cho phép nhìn ra cái phi lý, tiếp nhận cái hợp lý. Có sống
trong khung cảnh bịt bùng thời đó mới thấy việc các cụ làm lớn lao đến đâu,
dũng cảm đến đâu; dân chủ vốn trái ngược vớ bản chất nhà Nho. Việc làm của
các cụ và những hạn chế mà các cụ còn mắc cho ta thấy sức ràng buộc kinh người
của Nho giáo. Yêu nước thương dân đến như thế, nhiệt tình đổi mới đến như thế,
đã thấy dược người hủ nho dở đến như thế mà các cụ muốn vượt ra khỏi Nho giáo
còn khó khăn hơn biết bao!
[1] Chống
lại hai học phái đối lập đó, Nho giáo cực lực bảo vệ quan diểm trật tự theo
thân sơ trên dưới và quan điểm trị dân bằng Đức và Lễ.
Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/714-tu-tuong-dan-churcuar-cac-nha-nho-duy-taanddaauf-the-ky-xx.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét